Văn khấn tạ đất và một số lưu ý khi cúng tạ đất

Mở ra
Mục lục

Bên cạnh rất nhiều phong tục cúng lễ như: cúng rằm tháng Giêng, cúng mùng 1,... người Việt chúng ta còn có thói quen cúng tạ đất. Vậy cúng tạ đất vào ngày nào? Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất là gì? Cần chuẩn bị và lưu ý những gì khi làm lễ cúng tạ đất và hướng dẫn đọc văn khấn tạ đất. Tất cả sẽ được Ngày đẹp chia sẻ qua nội dung bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết để biết hiểu rõ hơn về phong tục cúng tạ đất của người Việt Nam.

1. Cúng tạ đất vào ngày nào? Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất

Cúng tạ đất là một trong những phong tục lâu đời ở nước ta. Mục đích của việc này là để tạ ơn các vị Thần đã trông coi và cai quản cho khu đất nhà mình ở trong suốt một năm qua. Bên cạnh đó, lễ tạ đất cũng là dịp để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ độ trì cho cháu con luôn được bình an, mạnh khỏe.

Lễ tạ đất sẽ được thực hiện vào dịp cuối năm và không ấn định vào một ngày cụ thể nào. Trước kia, người ta thường thực hiện nghi lễ tạ đất vào trước ngày lễ đưa ông Táo về Trời. Tuy nhiên, do công việc bận rộn nên ngày nay nhiều gia đình thường làm gộp chung với lễ cúng ông Táo.

van-khan-ta-dat
Ý nghĩa của văn khấn tạ đất

2. Bài văn khấn tạ đất

Văn khấn tạ đất đầu năm mới:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ thổ địa chính thần.

Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……., nhằm tiết ……………………………….

Chúng con là:……………………………………………………………………………….

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

3. Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật và mâm cơm tạ đất

Như đã nói ở trên, lễ tạ đất là dịp để gia đình bày tỏ lòng biết ơn đối với gia tiên và các vị Thần trên đất. Chính vì vậy, bạn cần phải thành tâm chuẩn bị các lễ vật và mâm cúng đầy đủ, tươm tất. Cụ thể như sau:

- Chuẩn bị mâm lễ cúng tạ đất:

Nếu trên bàn thờ của gia đình bạn có 3 lư hương thờ, bao gồm: lư hương thờ Bà cô Tổ dòng họ, lư hương thờ Hội đồng gia tiên và lư hương thờ Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần thì lễ vật cần chuẩn bị sẽ không thể thiếu được các thứ sau đây:

  • Hương thơm
  • 2 bình hoa hồng đỏ đặt ở 2 bên bàn thờ, mỗi bên 5 bông
  • 3 lá trầu và 3 quả cau đẹp
  • 2 đĩa trái cây đặt ở 2 bên bàn thờ
  • Gà luộc để nguyên con bày trên đĩa to hoặc có thể thay thế bằng chân giò luộc
  • 1 chai rượu trắng và 3 chén nhỏ đựng rượu
  • 10 lon bia và 6 lon nước ngọt bày ở 2 bên bàn thờ
  • Một số loại bánh, kẹo đặt trong một chiếc đĩa to
  • 1 đôi nến cốc.

- Chuẩn bị vàng mã để cúng tạ đất:

Trong dịp lễ tạ đất cuối năm, bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ vàng mã bao gồm:

  • 5 con ngựa với 5 màu khác nhau kèm theo 5 bộ mũ, áo, hia, cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa đặt 10 lễ tiền vàng trên lưng.
  • 1 con ngựa màu đỏ to hơn 5 con ngựa trên và cũng kèm theo mũ, áo, hia, cờ, roi, kiếm nhưng to hơn.
  • 1 cây vàng hoa đỏ.
  • 1 đĩa có đựng 50 lễ tiền vàng để dâng gia tiên.

4. Một số lưu ý khi cúng tạ đất

Khi tiến hành cúng lễ tạ đất, để tránh xảy ra sai sót thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Gia chủ có thể làm lễ tạ ngay tại bàn thờ Phật của gia đình mình để cầu mong sự che chẻ, độ trì của các chư vị chư thiên, chư thần, Thổ Thần, Thổ địa và Long thần.
  • Trước khi cúng lễ cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tươm tất. Tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tề để thể hiện sự thành kính, trang nghiêm đối với gia tiên và các vị Thần.
  • Khi đọc văn khấn tạ đất cần phải giữ thái độ tôn nghiêm và thành tâm. Có như vậy thì mới cầu được nhiều phúc lộc cho bản thân và gia đình.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn văn khấn tạ đất và cách chuẩn bị các lễ vật để việc cúng lễ tạ đất cuối năm được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn và gia đình.

Nguồn: Ngaydep.net

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất