Nếu là người thường xuyên đi chùa bạn sẽ thấy, hầu như ở bất cứ ngôi chùa nào hiện nay cũng đều có ban Tam Bảo để thờ cúng. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc ý nghĩa của ban Tam Bảo là gì? Và văn khấn ban Tam Bảo như thế nào không? Cùng ngaydep.net tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ban Tam Bảo cũng như cách thực hiện cúng lễ ban Tam Bảo chính xác, đầy đủ khi đi chùa nhé!
1. Ban Tam Bảo là gì?
Xét theo nghĩa chiết tự thì Tam có nghĩa là “ba”, Bảo có nghĩa là “bảo vật”. Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì ban Tam Bảo chính là ba bảo vật quý, ba ngôi báu mà các Phật tử tìm kiếm sự hướng dẫn.
Trong Phật giáo, Tam Bảo được hiểu theo nghĩa đã tầng hơn. Đây được xem như “chỗ về nương tựa của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sinh qua thấu bờ bên kia.”
Nhìn chung, Tam Bảo có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng Phật giáo và là một phần cốt lõi của việc thực hành tôn giáo.
2. Ý nghĩa của lễ ban Tam Bảo
Như đã nói ở trên, Tam Bảo trong đền chùa được ví như “ba ngôi báu” bao gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Đây giống như ngọn đèn sáng để chúng sinh tin và làm theo, từ đó tìm được sự hoan hỉ và thoát khỏi u mê, tăm tối, đau khổ. Trong đó:
- Phật bảo là “ngôi báu thứ nhất”, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng tới sự giải thoát và giải tỏa bớt đau khổ của vạn vật chúng sinh.
- Pháp bảo là “ngôi báu thứ hai”, được hình thành và sáng tạo bởi Phật. Hay nói cụ thể hơn, đây chính là những phương pháp tu tập để chúng sinh thực hành theo và hướng đến sự giải thoát giống như Phật.
- Tăng bảo: Đây chính là các Quý chư tăng, những người dành trọn đời mình đi theo và tin tưởng Phật giáo. Họ cũng chính là những người thay mặt chư Phật hướng dẫn, dìu dắt quần sanh thoát khỏi nẻo tối, đường mê, tu hành cho đến nơi dứt khổ.
Về cơ bản, lễ ban Tam Bảo không chỉ là nghi thức mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng Phật giáo mà đây còn được xem như là một nghi lễ không thể thiếu trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán,... nhằm cầu mong cho gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận,...
>>> XEM THÊM <<<
- #Tìm hiểu Văn khấn Ông Hoàng Bảy chính xác nhất
- [BẬT MÍ] Văn khấn Ông Hoàng Mười
- [CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT] Văn khấn Đức Ông #UY TÍN
3. Văn khấn lễ ban Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: ………………….. Ngụ tại: ………………….
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ: – Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát. Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều.
Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
4. Lễ vật và cách cúng lễ ban Tam Bảo
Nghi lễ cúng ban Tam Bảo thường được thực hiện tại chùa. Trên thực tế, không có một quy chuẩn nào cụ thể quy định lễ vật cúng ban Tam Bảo gồm những gì mà người đến chùa chủ yếu sắm sửa lễ vật dựa vào lòng thành.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị lễ vật cần lưu ý:
- Sắm lễ cúng ở những nơi thờ Thần, Phật, chư vị bồ tát,... nên sắm toàn bộ là lễ chay như hương thơm, hoa quả, phẩm oản,... Tuyệt đối không dùng lễ mặn để cúng lễ.
- Trên hương án ở chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
- Khi dâng cúng Phật tại chùa không được sắm vàng mã, tiền âm phủ hay những thứ tương tự.
- Không đặt tiền thật ở ban thờ Phật ở điện chính diện.
Sau khi dâng lễ thì có thể tiến hành đọc văn khấn tam bảo để cầu nguyện những điều mong muốn.
5. Nghi thức hạ lễ sau khi cúng Tam Bảo
Nghi thức hạ lễ sau khi cúng Tam Bảo nhìn chung khá đơn giản. Theo đó, sau khi dâng lễ và tiến hành khấn, lễ tại các ban thờ, bạn chỉ cần đợi hương tàn là có thể hạ lễ.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể tiến hành thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ cần thực hiện hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Lễ vật trên bàn có thể lấy về hoặc cung tiến cho chùa, phân phát cho mọi người xung quanh.
Trên đây là hướng dẫn cách sửa soạn cúng lễ Tam Bảo và văn khấn Tam Bảo. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.
Nguồn: Ngaydep.net