Vào mỗi dịp đền cô Chín mở hội quý khách thập phương lại nô nức kéo về đền để dâng hương xin lộc. Vậy cô Chín là ai? khi đi đền cô Chín cần chuẩn bị những gì? sử dụng bài văn khấn nào? Nội dung sau đây sẽ giới thiệu và cung cấp chi tiết bài văn khấn đền cô Chín đầy đủ nhất.
1. Truyền thuyết về đền cô Chín
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam cô Chín là một vị thánh cô thuộc Tứ Phủ thánh cô và đứng hàng thứ 9. Cô được gọi là chín giếng bởi nhiệm vụ là cai quản 9 giếng, 9 miệng giếng này quanh năm đầy ắp nước và không bao giờ cạn. Ngoài ra cô còn biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cô Chín Giếng, cô Chín Sòng sơn, cô Chín Âm Dương, Cô Chín Thượng Ngàn.
Trong truyền thuyết kể về cô Chín là một tiên nữ xinh đẹp, giỏi giang hầu Mẫu trong các đền. Đặc điểm nổi bật của cô Chín theo tương truyền là cô thường mặc áo màu hồng đào phai múa quạt tiến mẫu, tiến vua. Cô là tiên nữ rong chơi muôn nơi, không coi đâu là nhà cho đến một ngày về mảnh đất Thanh Hóa cô đã đem lòng thương mến và ở lại. Sau này người dân địa phương đã lập đền thờ cô Chín gần với đền Sòng. Người dân ai muốn xin điều gì chỉ cần sắm lễ, thành khấn đều được cô giúp đỡ, phù trợ.
2. Đền cô Chín ở đâu
Theo truyền thuyết xưa cô Chín sau khi rong ruổi khắp chốn nhân gian lại lựa chọn mảnh đất Thanh Hóa là nơi dừng chân. Cô lấy cây sung làm nhà, si làm võng ở lại nơi đây để giúp đỡ dân lành.
Hiện nay đền cô Chín nằm tại đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, TX. Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Vào mỗi dịp mở hội hay tết đến xuân về người dân lại lui tới đến để trẩy hội, thắp hương và xin lộc để cô Chín phù hộ mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Đền cô Chín chính là đền tại Thanh Hóa nhưng hiện nay có rất nhiều địa phương cũng lập đền thờ cô Chín như ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn. Các đền đều có những sự tích và mang nét linh thiêng riêng luôn được người dân địa phương nhang khói, thờ tự một cách thành kính.
>>> XEM THÊM <<<
- [BẠN CÓ BIẾT] Văn khấn Đức Ông #CHÍNH XÁC
- Cùng tìm hiểu văn khấn Ban Công Đồng #UY TÍN
- [CHIA SẺ] Văn khấn Bà Chúa Kho đúng nhất
3. Ngày cúng đền cô Chín
Ngày cúng đền cô Chín hay chính là ngày mở hội đền thường diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Nên vào mỗi dịp này đền cô Chín thường rất đông có du khách thập phương về thăm quan và thắp hương, dâng lễ lên cô. Ngoài này này du khách vẫn có thể đến đền vào bất cứ lúc nào. Đặc biệt có thể ghé thăm đền vào ngày 26/2 âm lịch nơi đây diễn ra sự kiện rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín sau đó tới đèo Ba Dội.
4. Văn khấn cúng đền cô Chín
Nam Mô A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật…
Con xin phép kính lạy tới chín phương trời và mười phương phật thần linh khắp chốn nam bắc đông tây.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Con xin cúi kính lạy Cô bé bản đền Cảnh Xanh Linh Tử
Hôm nay là ngày, hương tử con tên là … hiện nay đang ngụ tại…
Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô và về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhéng là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành nhất. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con. xin phép cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin phép của con mà về đây phù hộ độ trì.
Là để xin phép Thánh Cô về nơi đây hôm nay sử dụng chút hương hoa, dùng chút lòng thành cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Kính mong và chân thành nhận được sự độ trì và theo dõi của thánh cô bên chúng con.
Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng tương đương những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.
Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành nhất. Con xin tiên nữ chứng giám cho lòng thành này và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được những mong muốn, cầu xin của con.
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
5. Cần chuẩn bị những gì khi đi đền cô Chín
Khi đến đền cô Chín có thể chuẩn bị các lễ vật để cúng tiến tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người có dùng lễ chay hoặc lễ mặn. Bởi thực tế những nơi linh thiêng đền, chùa, miếu mạo quan trọng ở lòng thành kính của mỗi người chứ không thể hiện trên mâm lễ.
Cách chuẩn bị lễ mặn gồm: giò, chả, thịt gà, trầu cau, rượu, nước, nến, hoa tươi,....
Cách chuẩn bị lễ chay gồm: Trái cây, bánh kẹo, rượu, nước, nến, hoa tươi, oan, xôi chè,...
Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm vàng mã như nón đỏ, hài hoa, vòng hồng,... để dâng lên cô.
6. Một số lưu ý khi đi đền cô Chín
Khi đến đền cô Chín để dâng hương, xin lộc cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nếu có tâm nguyện gì muốn cầu xin nên định sẵn ở trong đầu để không bị quên.
- Sử dụng các loại trái cây có quả lẻ như cam, táo, lê, bưởi,.... không nên cũng những trái cây sai quả kết chùm như nho, nhãn, vải, chôm chôm,....
- Hoa tươi là một trong những lễ vật cần chuẩn bị dù là lễ cúng chay hay mặn. Nên lựa chọn hoa có màu hồng, đỏ là màu đặc trưng của cô Chín.
Nội dung bài viết trên đây đã giới thiệu đầy đủ và chi tiết văn khấn cô Chín giúp du khách thập phương có thể về đền cô Chín thỉnh cầu, xin tài lộc chắc chắn sẽ được cô phù hộ, độ trì.
Nguồn: Ngaydep.net