Văn khấn sửa mộ và một số thông tin bạn cần biết

Mở ra
Mục lục

Xây mộ hoặc sửa chữa mộ phần là một trong những việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Việt chúng ta. Trước khi tiến hành công việc này, gia chủ cần phải chuẩn bị đồ cúng lễ tươm tất và văn khấn sửa mộ chuẩn xác nhất. Trong nội dung bài viết dưới đây, Ngaydep.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn khấn sửa mộ, cách chuẩn bị đồ cúng lễ sửa mộ và văn khấn sửa mộ chuẩn nhất. Mời bạn cùng theo dõi bài viết để biết thêm thông tin. 

1. Khái niệm về văn khấn sửa mộ

Trong quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, mộ phần cũng được coi như ngôi nhà của những người đã khuất ở cõi âm. Chính vì vậy, khi ngôi mộ của ông bà, tổ tiên bị hỏng hoặc nằm trên vị trí đất xấu thì gia chủ cần tiến hành sửa sang để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với người đã mất.

Nếu trước khi chúng ta xây, sửa nhà cửa phải cúng lễ thì việc xây, sửa mộ phần cho người âm cũng vậy. Gia chủ bắt buộc sẽ phải chuẩn bị văn khấn sửa mộ để báo cáo với ông bà, tổ tiên và các vị thần đang trấn giữ khu đất, phần mộ.

Văn khấn sửa mộ có thể do chính gia chủ tự đọc hoặc cũng có thể mời các vị thầy cúng hay những người cao tuổi trong dòng họ giúp đỡ. Tuy nhiên, khi đọc văn khấn sửa mộ cần phải đọc chính xác nội dung để công việc được thuận lợi và tốt đẹp.

sửa mộ

2. Văn khấn sửa mộ

Kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

Bản cảnh thành hoàng: thiên thần vọng hào, thái hoàng thái hậu họ vũ, đại vương linh quy.

Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.

Các hương linh tiền nhân đã khuất ở trong ngoài….

Hôm nay ngày…………….tháng………………..năm……………….., ngày lành, tháng tốt.

Tín chủ…………….đồng gia quyến, nguyên quán…………….,xã …………….,huyện ……………., Tỉnh(Thành phố)……………..

Thành tâm biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước án. Xin thánh thần cùng các hương linh cho phép tín chủ…………….và gia quyến khởi tạo Tháp “Báo ân họ…………….” là biểu tượng lòng biết ơn của hậu duệ với tổ tiên họ ……………., cũng là nơi an nghỉ hương linh thân phụ, mẫu……………. sinh năm……………., quy tiên ngày …………….tháng……………., năm……………. và các anh …………….”

“Nay:

Rượu thơm cùng với xôi gà,

Gạo muối cùng với tiền vàng, hoa tươi

Ngũ quả thể hiện lòng người

Thành tâm dâng hiến đất trời cao xa

Tới Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa. Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, cúi xin giáng lâm trước án chứng minh đồng lai thọ hưởng.

Lai độ cho Tín chủ…………….và gia quyến, ông……………. cùng mọi người tham gia thi công Tháp “Báo ân họ…………….”, người người đều đặng bình an, đồng lòng, tận tâm, tận lực xây dựng công trình bền vững, kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường, làm nơi linh hồn tổ tiên họ …………….an nghỉ, linh ứng phù hộ độ trì cho hậu duệ họ ……………. phát Phúc, phát Quan, phát Tài, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.

Ai có hai lòng mong được thần linh soi xét uốn, nắn về đúng đạo.

Muôn bái Càn, Khôn, Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.

Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, đồng lai thụ hưởng lễ này, độ cho tín chủ và gia quyến hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, muôn sự cát tường.

3. Cách chuẩn bị đồ cúng lễ sửa mộ

Như đã nói ở trên, việc sửa sang mộ phần cho người thân đã nằm xuống có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh. Nếu mộ phần được sửa sang khang trang, đẹp đẽ, đúng phong thủy sẽ giúp cho người đã khuất được yên nghỉ và con cháu được phù hộ, may mắn. Chính vì vậy, việc chuẩn bị bị đồ cúng lễ sửa mộ cần phải tươm tất, chỉn chu, bao gồm những lễ vật sau đây:

- Hoa tươi: 10 bông (nên chọn hoa hồng đỏ).

- Hương thơm

- Lá trầu tươi: 3 lá

- Cau tươi: 3 quả

- Trái cây: 1 mâm

- 1 mâm xôi trắng, bên trên bày một con gà luộc còn nguyên con.

- Rượu trắng: 1 chai

- Ly đựng rượu: 5 chiếc

- Thuốc lá: 2 bao

- Chè: 2 gói loại 100g/gói

- Nến cốc màu đỏ: 2 cốc

- Tiền vàng bao gồm:

  • Vàng hoa đỏ: 1 cây
  • Ngựa: 5 con 5 màu
  • Mũ áo, hài,cờ lệnh, kiếm, roi: 5 bộ
  • Có 4 đĩa để tiền vàng riêng.

4. Sửa mộ như thế nào cho đúng

Thông thường, các gia đình sẽ tu sửa mộ phần cho người thân quá cố vào các dịp lễ như: tiết Thanh minh, Trung Nguyên, Tế Tổ. Khi tu sửa hoặc di chuyển mộ phần, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Mời thầy Phong Thủy Sư chọn ra một miếng đất nghĩa trang tốt, hợp phong thủy để đặt mộ.
  • Thẩy Phong Thủy Sư cần phải là người kiêm bị cả Phong Thủy Địa Thượng, Địa Hạ. Địa thượng lấy Địa Lý Ngũ Quyết làm chuẩn; Địa Hạ lấy thưởng Thủy, sát Thổ làm chú ý.
  • Khi đặt mộ cần chú ý không đặt ở nơi Ác Thủy, Đất Cứng Rắn, Sâu Kiến hoặc bên dưới sát cạnh có quan tài hài cốt của nhà khác, kỵ gió lùa. Đây là những kiêng kỵ tuyệt đối cần tránh.
  • Huyệt mộ sau khi đào xong cần phải dùng giấy vàng để trải lót xuống đáy mộ, sau đó dùng cổ tiền đè chặn và dùng hương để xông tẩm.

Người Việt vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, coi trọng đạo hiếu. Chính vì vậy, việc sửa mộ người thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức của mỗi người. Hy vọng với những nội dung chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách chuẩn bị văn khấn sửa mộ và các lễ vật được đầy đủ, tươm tất nhất.

Nguồn: Ngaydep.net

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất