Sự tích ông Hoàng Mười và văn khấn ông Hoàng Mười đầy đủ nhất

Mở ra
Mục lục

Trong dân gian ta vẫn hay truyền tai nhau cầu duyên thì đến chùa hà, cầu tự đến chùa Hương, cầu lô đề, xổ số đến đền Bảo Hà,... và đặc biệt cầu công danh sự nghiệp nhất định phải tới đền ông Hoàng Mười (Nghệ An). Vậy khi lễ đền ông Hoàng Mười cần chuẩn bị gì? Văn khấn ông Hoàng Mười như thế nào là chuẩn? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Ông Hoàng Mười là ai? Đền ông Hoàng Mười ở đâu?

Các bậc thánh nhân được dân chúng thờ phụng xưa nay đều là những bậc anh hùng, có công giúp dân, giúp nước. Sự tích về ông Hoàng Mười được lưu truyền trong dân gian kể lại rằng ông vốn là con trai của vua cha Bát Hải Động Đình, là bậc thần tiên. Theo sự sắp xếp của vua cha ông đã xuống trần để giúp nước, giúp dân. Ông đầu thai thành Nguyễn Xí - một vị tướng ở thời vua Lê.

Ông có công giúp nước diệt giặc Minh, trấn giữ vùng Đất Nghệ An Hà Tĩnh. Tại đây ông trở thành một vị quan tốt chăm lo cho đời sống nhân dân. Sau này trong một lần đi thuyền trên sông, thuyền ông đã bị nhấn chìm, dân chúng vô cùng thương tiếc đã lập đền để thờ phụng.

Đền ông Hoàng Mười được dân chúng xây dựng tại làng Xuân Am, huyện Hưng nguyên, tỉnh Nghệ An quê nhà của ông. Ngày nay với tiếng linh thiêng của đền không chỉ người dân địa phương và cả khách thập phương cũng đến để dâng hương đặc biệt vào các ngày đền mở hội.

2. Lễ hội ông Hoàng Mười được tổ chức khi nào?

Trong dân gian vẫn lưu truyền về sự tích ông Hoàng Mười giáng trần cứu nước, giúp dân. Khi lập miếu thờ tự nhân dân lấy ngày 10/10 âm lịch là ngày ông giáng trần để mở hội. Từ đó cứ đến ngày mở hội dân chúng thập phương lại nô nức về đền trẩy hội, dâng hương, kính lễ và xin lộc.

Ngoài ngày hội chính 10/10 đền ông Hoàng Mười còn được mở vào ngày 15/3 hàng năm tuy không được tổ chức lớn như hội chính nhưng cũng được nhiều du khách đến để tham quan, dâng lễ.

Vào các dịp mở hội đền ông Hoàng Mười diễn ra nhiều trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn như rước sắc, hát chầu văn, chọi gà, đánh cờ,.... thu hút nhiều người tham gia.

3. Văn khấn Ông Hoàng Mười

3.1. Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười về đường công danh

Con lạy quan Hoàng Mười – trấn thủ đất nghệ an, hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp. Ngày đại cát giờ đại an con đầu làm ngai hai vai làm trượng, Bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự.

Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngài tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ.

Hoàng cho con thời học ăn, học nói, học bói, học soi sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra – cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút – mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần. Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, con giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn.

Một nén cũng có mà một bó cũng thơm. Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ. Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép. Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm.

Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chư phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành. Gặp ông có nhân – gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá.

Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai. A di đà phật con kêu thấu tấu nổi lạy hoàng.

Để rồi phúc đó lại là gần hơn !

van-khan-ong-hoang-muoi
Văn khấn Ông Hoàng Mười

3.2. Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười để mở cung tài – khai cung lộc

Đệ tử con muôn trung bách Bái, chân con quỳ, tay con chắp, miệng con tấu đức Hoàng Mười trong tỉnh nghệ an.

Long vân khánh hội, cát nhật đương thời, kỳ thi khánh tiệc, khánh đại giai kỳ. Nay nhất tâm tưởng vạn tâm cầu, nhất tâm cửa phật, thật tâm cửa thánh con đến cửa quan Hoàng.

Con lễ bạc lòng thành, trước ngài chứng tâm, ngài chứng lễ. Sau thời ngài ân xá, phúc xá, đại xá con đói cơm thèm lộc, đói lộc xin ngân. Để rồi năm phương ngài tiếp lộc mười phương ngài tiếp tài. Trên ngài gia hộ, dưới ngài độ ngài thương.

Ngài mở cung tài – ngài khai cung lộc. Ngài cho con xin đồng ngân, đồng xuyến, đồng tiền, đồng lương, giọt dầu, nén nhang…..để con trước lo việc tiên cung, tiên thánh – sau thời con gánh việc trần gian. Ngài cho con có đồng ra, đồng vào.

Cầu con có con, cầu của có của. Mùa xuân có lộc, thu đông có tài. Khách gần mang đến, khách xa mang về. Lộc Hoàng lát đường đi không hết. Con nhất tâm tưởng vạn tâm cầu xin Hoàng. Hoàng ngoảnh mặt đi chúng con dại – Hoàng ngoảnh mặt lại chúc con khôn để rồi Hoàng cho xin lộc rơi, lộc vãi để có thêm đồng tiền, bát gạo. Để qua kỳ đói, khỏi kỳ nạn cho đẹp bằng người cho tươi bằng của. Con chí thiết lòng thành, không dám tham lam.

Chỉ xin quan ban quốc dư, lộc tài mà không dám đơn sai.

A di đà phật lạy hoàng !!!

3.3. Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười về sức khỏe

A di đà phật, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, xuân hạ thu đông, tứ thời bát tiết, tháng thuấn, ngày nghiêu. Lại nhất tâm mưa không quản, nắng không nề, đường xa bái ngái, tập bè kết phúc, tập phúc kết duyên đứng trước án tiền kêu cầu phật tiền, tiên, thánh, thần.

Nay con có đăng trà quả thực, lễ mọn tâm thành đến lễ bái cửa hoàng để rồi ba mươi mồng một hội rằm người thương. Hoàng cho con già được mạnh khoẻ – trẻ đặng bình an. Bách bệnh tiêu tan vạn bệnh tiêu tán cho sức khỏe con được tốt để trên lo việc thánh – dưới gánh việc trần.

Hoàng chẳng thiếu chi phép hoàng chẳng hẹp chi quyền, ngài khoá âm dạy dương, bồi hơi tiếp sức để cho đầu con được tinh tấn, thông minh, cho ngôn từ xúc tích, ý nghĩ chuyên sâu.

Xin Hoàng cho con được sáng hai con mắt chặt hai đầu gối. Hoàng cho thuốc tiên tẩy hết bụi trần thanh cao rồi lại mười thanh cao.

Hoàng cho con trước làm sao thì sau thời gia đình con cũng vậy. Để rồi điều lành mang lại điều dại mang đi, sổ sinh lại mở – sổ tử không phê. Mọi chốn bốn bề nương nhờ phật thánh, đình thần tam tứ phủ.

Nay trên con đường phụng sự việc thánh thần – trần gian, con cũng tạo nên vô số, vô biên, vô lượng, công đức, lỗi lầm….nay con lầm biết lỗi, biết tội mà đến cửa cha cửa mẹ kêu cầu vọng bái để một lời không xảy bảy lời không dám đơn sai.

Để rồi nương bóng hoàng sẽ được bình an, tai qua nạn khỏi.

A di đà phật nay xin hoàng xá u, xá mê, xá lầm, xá lối, xá tội trần gian cho con biết đường mất lội biết lối mà về, cho đi đúng đường mà tu đúng đạo.

3.4. Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười lộc buôn lộc bán

Ngày nay đói cơm thèm lộc, đói phúc thèm tài. Nay nương nhờ cửa cha, cửa mẫu cho chúng con xin lộc buôn, lộc bán, lộc vào, lộc ra. Cho con buôn may, bán đắt, buôn chín bán mười, buôn tươi bán tốt. Của một đồng, công một nén, một vốn bốn lời để thuận lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Cho khách gần mang đến, khách xa mang về. Để rồi xin bề trên phật Thánh soi xét cho người thương, cho giàu cửa hàng cho sang cửa ngõ. Buôn có bạn, bán có phường. Hàng hoá, tàu xe đi đường thượng lộ bình an, xuôi thuyền kịp bến. Cửa hàng, công việc còn nhỏ nay ơn trên ban lộc cho tiểu thành đại, cho ít thành nhiều, được khang trang, sạch sẽ, mát mẻ, hanh thông. Mở hàng có khách đến, tỏ lời khách thương để có thêm ngân thêm xuyến mà trang trải cuộc sống gia đình. A di Đà Phật !!!

4. Cần chuẩn bị những gì khi đi cúng Ông Hoàng Mười

Khi đến đền ông Hoàng Mười để xin lộc ngoài việc chuẩn bị bài văn khấn đầy đủ chi tiết để tỏ rõ lòng thành kính thì sắm lễ cúng cũng vô cùng quan trọng. Du khách đến với đền ông Hoàng Mười có thể chuẩn bị lễ chay, lễ mặn tùy vào điều kiện của mỗi người nhưng cần đảm bảo đủ các lễ vật cơ bản. Dưới đây là một mâm cúng hoàn chỉnh, đầy đủ:

  • Chuẩn bị 1 mâm xôi, 1 con gà cúng, rượu, nước, tiền dương và nhang.
  • Mâm thứ 2 chuẩn bị giấy sớ, trầu cau, tiền quan và tiền dương.
  • Mâm thứ 3 tiền vàng quan 5 dây.
  • Mâm thứ 4 là lễ sống gồm có gạo, muối, 5 quả trứng vịt cùng dây vàng trắng, tiền vàng, hương và hoa tươi (đặt ban Ngũ Hổ).

Ngoài ra người đến dâng hương tại đền có thể dùng lễ chay đơn giản gồm trái cây, hoa tươi, tiền vàng, nến. Bởi thực tế quan trọng nhất vẫn là ở lòng thành của mỗi người không nhất thiết lễ vật phải mâm cao cỗ đầy.

5. Cầu gì khi đi Ông Hoàng Mười

Đền thờ ông Hoàng Mười từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với việc cầu công danh, sự nghiệp chính vì vậy hàng năm vào dịp đền mở cửa du khách thập phương tấp nập về trẩy hội và dâng hương xin cầu. Bên cạnh cầu công danh thì cầu tài lộc, sức khỏe, học hành, làm ăn, may mắn cũng rất thiêng liêng. Người dân địa phương nơi đây còn truyền tai nhau rằng đến đền Quan Hoàng Mười cầu được ước thấy có nghĩa là cầu gì cũng linh. Chính vì vậy mà tại đây rất nhiều người làm lễ lớn để dâng cảm tạ sự hiển linh, phù hộ của ông Hoàng Mười.

Nội dung bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn về đền ông Hoàng Mười cũng như văn khấn ông Hoàng Mười và cách chuẩn bị lễ cúng đầy đủ và chi tiết nhất.

Nguồn: Ngaydep.net

Thủy Phạm

Chào các bạn mình là Thủy Phạm - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xem số coi bói tư vấn hỗ trợ xử lý các vấn đề về Xem ngày tốt - Rước tài lộc, đón vận may tới

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất