Trong tín ngưỡng, tâm linh của người Việt từ xa xưa, việc cúng lễ ban Công Đồng rất được coi trọng. Vậy ý nghĩa của việc cúng ban Công Đồng là gì? Cần sắm lễ dâng ban Công Đồng ra sao và văn khấn ban công đồng như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi luận giải chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây
1. Ý nghĩa cúng ban công đồng
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam, ban Công Đồng là điện thờ tam phủ, tứ phủ. Trong ban này, có thờ cúng Thần Phật, 4 vị vua cha, tam tòa Thánh Mẫu và các vị trong cộng đồng Tam Tứ Phủ. Trong quan niệm của dân gian, đây đều là những bậc tiền nhân đã có công lao đối với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy, trên khắp mọi miền của Tổ quốc, tất cả đình, đền, miếu, phủ đều có ban Công Đồng. Đây cũng chính là ban chính và to nhất tại những đền, phủ.
Hàng năm, vào những ngày lễ, tết, tuần tuần tiết hay ngày Hội,... người dân vẫn có thói quen đi lễ, đi trẩy hội ở các đình, đền, miếu, phủ để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với những bậc Tôn thần có công với đất nước. Bên cạnh đó, việc cúng ban Công Đồng còn là hành vi tín ngưỡng của người dân với mong ước các đấng thần linh sẽ phù hộ cho bản thân và gia đình được bình an, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.
>>> XEM THÊM <<<
- #Tìm hiểu Văn khấn rằm hàng tháng #UY TÍN
- [BẠN CÓ BIẾT] Văn khấn ông Mãnh chính xác
- [BẬT MÍ] Văn khấn Phủ Tây Hồ #UY TÍN
3. Văn khấn ban Công Đồng
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
- Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
- Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
- Con lạy Tứ phủ Khâm sai
- Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
- Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
- Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
- Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
- Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
- Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử (chúng) con là: .........
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại: ................
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con về đây ...... Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Văn khấn ban Công Đồng
2. Cách sắm lễ dâng ban Công Đồng
Theo phong tục của dân gian, khi đi lễ ở đình, đền, miếu, phủ, lễ vật chuẩn bị như thế nào là tùy tâm mỗi người. To hay nhỏ, nhiều hay ít đều được, miễn sao là người đi lễ phải thực sự thành tâm.
- Nếu là lễ chay, lễ vật sẽ gồm có: hương, hoa, trà, oản, trái cây. Những lễ vật này có thể dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.
- Nếu là lễ mặn, quý vị chỉ nên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
- Đối với lễ đồ sống, tuyệt đối không dùng trứng, gạo, muối hoặc thịt để lễ tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang nên dùng những đồ đặc sản chay ở nước ta để cúng lễ. Tuyệt đối không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả,... để cúng lễ sơn trang. Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè cũng sẽ thuộc vào lễ này.
- Lễ thờ ban cô, ban cậu thường dùng oản, trái cây, hương hoa và gương lược,... hay đại thể là những đồ trò chơi hay dùng cho trẻ nhỏ.
- Đối với lễ thần Thành Hoàng hoặc Thư điền, chỉ nên dùng đồ chay.
4. Hướng dẫn hạ lễ
Sau khi đã chuẩn bị lễ vật chu đáo và đọc văn khấn ban Công Đồng, bạn có thể đi thăm quan phong cảnh ở xung quanh nơi thờ từ để đợi hết một tuần nhang. Khi một tuần nhang được thắp hết, bạn có thể tháp tiếp một tuần nhang nữa. Sau đó, vái 3 vái trước mỗi ban thờ, hạ sớ và đem ra hóa ở nơi hóa vàng.
Khi sớ đã được hóa xong hết, bạn có thể vào trong ban Công Đồng để hạ lễ. Chú ý khi hạ lễ thì sẽ hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Đối với những lễ vật ở ban Cô, ban Cậu như gương, lược,... thì bạn để nguyên trên bàn thờ chứ không được đem về.
Có thể thấy rằng, phong tục cúng ban Công Đồng đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam chúng ta. Hiểu rõ hơn về ý nghĩa cúng ban Công Đồng và biết được bài văn khấn ban Công Đồng sẽ giúp cho việc cúng lễ của mỗi người được thành tâm và có ý nghĩa hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn điều gì băn khoăn về vấn đề trên, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn.
Nguồn: Ngaydep.net